9 Lý Do Bạn Không Nên Đăng Ký Những Khoản Vay
Hiện nay ngân hàng và các đơn vị tài chính đều hỗ trợ hết mức có thể những khoản vay nhanh, mà khi bạn gặp vấn đề gì, đều có thể thực hiện vay online chỉ trong vài phút mà không cần nghĩ nhiều.
Một chút nợ sẽ không ảnh hưởng gì, phải không? Nhưng bạn có biết được những nhược điểm khi sở hữu những khoản vay chưa? Và cách khắc phục như thế nào?
1️⃣ Nợ khuyến khích bạn chi tiêu nhiều hơn khả năng chi trả
Các khoản nợ khiến bạn tiếp tục chi tiêu ngay cả khi bạn không đủ khả năng thanh toán.
Sự lôi cuốn của các khoản nợ thực tế nằm ở cảm xúc sở hữu một thứ gì đó khi mua được một thứ gì đó mới, mà bạn không phải đối mặt với sự mất mát về tiền bạc ngay lúc đó, vì tiền đó không phải của bạn.
Có thể cảm giác như bạn đang nhận được một thứ gì đó mà không cần mất gì. Nhưng cuối cùng, bạn phải trả khoản nợ đó.
2️⃣ Vấn đề lãi suất
Nợ có cảm giác thoải mái khi bạn quẹt thẻ hoặc ký vào đơn xin vay, lúc đó bạn sẽ có 1 món hàng mới hoặc 1 khoản tiền chẳng hạn, nhưng đây là một ảo tưởng.
Tuy nhiên, một khoản nợ lúc nào cũng đi kèm với lãi suất, và bạn chỉ cảm thấy điều này khi đến thời gian thanh toán. Lãi suất càng cao, bạn càng phải trả nhiều nợ hơn.
Ngoài ra, bạn càng mất nhiều thời gian để trả hết, và thời gian càng lâu, nợ càng nhiều.
Tuy nhiên cũng sẽ có những khoản vay không lãi suất để khuyến khích tiêu dùng, nhưng ngay cả khoản đó cũng có giới hạn và có thể bị mất nếu bạn không trả được nợ, qua thời hạn khuyến mãi, sẽ tính lãi suất.
Tất nhiên, nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng và thanh toán số dư của mình đúng hạn và đầy đủ hàng tháng, bạn sẽ không phải trả bất kỳ khoản lãi suất nào.
Một khoản vay hữu ích khi bạn biết được nhu cầu của mình thực sự cần số tiền đó, và có khả năng thanh toán đúng hạn.
3️⃣ Nợ vay từ thu nhập ở tương lai của bạn
Bạn đang chi tiêu trước số tiền mình kiếm được trong tương lai khi thực hiện 1 khoản vay.
Có thể bạn không để ý, nhưng thực tế, bạn đang vay tiền từ tương lai của mình, và dùng tương lai để trả nợ. Bạn có thực sự cảm thấy vui vẻ khi sự cố gắng trong lai chỉ để trả nợ trong quá khứ.
4️⃣ Nợ lãi cao khiến bạn phải trả nhiều hơn chi phí hàng hóa
Nếu bạn mua một chiếc xe trị giá 45 triệu, sau thời gian, bạn sẽ phải trả hơn 50 triệu vào thời điểm bạn trả hết nợ. Đó là nhiều hơn 5 triệu so với giá của chiếc xe đó.
Ngay cả khi bạn đã tăng khoản thanh toán hàng tháng của mình lên.
5️⃣ Nợ nần hạn chế khả năng đạt được các mục tiêu tài chính của mình
Các khoản thanh toán nợ hàng tháng giới hạn số tiền bạn phải chi cho những việc khác — không chỉ về hưu trí, mà còn là chuyến đi mà bạn luôn muốn thực hiện hoặc quà cho gia đình của bạn.
Nợ nần chồng chất càng nhiều, số tiền bạn phải trả hàng tháng sẽ càng nhiều và bạn càng ít phải chi tiêu cho mọi thứ khác.
6️⃣ Nợ có thể khiến bạn không mua được nhà
Tất cả các khoản nợ thẻ tín dụng, ô tô và khoản vay sinh viên đều được xem xét khi bạn đăng ký vay mua nhà.
Nếu các khoản thanh toán nợ khác của bạn quá cao, bạn có thể bị từ chối cho một khoản vay thế chấp.
Trong hầu hết các trường hợp, tổng số tiền trả nợ hàng tháng của bạn không thể chiếm hơn 43% thu nhập của bạn nếu bạn muốn đảm bảo một khoản thế chấp.
Nhiều người cho vay muốn con số đó thậm chí còn thấp hơn. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ bị mắc kẹt trong việc thuê hoặc thanh toán khoản thế chấp hiện tại của mình cho đến khi bạn trả hết một số khoản nợ khác của mình.
7️⃣ Nợ có thể dẫn đến căng thẳng và các vấn đề y tế nghiêm trọng
Khi bạn mắc nợ, thật khó để không phải lo lắng về cách bạn sẽ thực hiện các khoản thanh toán của mình hoặc làm thế nào bạn sẽ tiếp tục gánh thêm nợ để đủ sống.
Căng thẳng vì nợ nần có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe.
8️⃣ Nợ nần là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ hôn nhân
Nợ nần gây áp lực không cần thiết lên tài chính của gia đình và tạo ra sự thiếu an toàn tài chính cho vợ / chồng và con cái của bạn.
Khi cả hai đối tác cảm thấy quá tải, nó có thể gây ra các cuộc tranh cãi về thói quen chi tiêu, ai là người tạo ra nhiều nợ hơn và số nợ là quá nhiều.
Những xích mích này có thể leo thang và dẫn đến đổ vỡ trong hôn nhân.
Kết luận
Trên đây là những lý do bạn nên hạn chế vay nợ, chỉ nên dùng ở trường hợp cần thiết nhất. Và trước khi đăng ký 1 khoản vay, bạn cần phải có kế hoạch cụ thể cho việc trả nợ, đảm bảo mình có 1 lịch sử tín dụng tốt và không phải trả bất kỳ chi phí phát sinh nào.
Hoặc nếu đang trong trường hợp cấp bách, bạn có thể chọn 1 khoản vay online và hoàn trả nó trong thời gian ngắn, để kết thúc khoản nợ của mình càng sớm càng tốt.