Tài Sản Đảm Bảo Vay Thế Chấp Ngân Hàng Là Gì?
Vay thế chấp là một trong những các gói vay được nhiều ngân hàng và công ty tài chính hỗ trợ hiện nay.
Mục đích vay rất đa dạng, có thể là khởi nghiệp kinh doanh, mua nhà, mua xe, đi du học… Tuy nhiên, không phải bất kỳ tài sản nào cũng được dùng để thế chấp cho khoản vay.
Cùng tìm hiểu về tài sản đảm bảo vay thế chấp ngân hàng cùng Tiền Ơi qua bài viết bên dưới đây:
Quy định về tài sản đảm bảo vay thế chấp
Trước kia, tài sản đảm bảo cho khoản vay có thể là nhà ở, đất nông nghiệp, các công trình xây dựng, v.v Người muốn thế chấp tài sản có thể lựa chọn thế chấp một phần hoặc thế chấp toàn bộ tài sản để đảm bảo cho khoản vay.
Thông thường, tài sản này vẫn được bên thế chấp giữ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác như giao tài sản cho bên thứ ba hoặc cho bên nhận thế chấp. Phải có hợp đồng hoặc văn bản chứng minh việc thế chấp tài sản, và phải có công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Hiện tại, quy định về thế chấp tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 và các điều từ Điều 342 đến Điều 357 trong Bộ luật dân sự năm 2005.
Những tài sản đảm bảo cho khoản vay thế chấp
Khi đăng ký vay thế chấp ngân hàng hoặc với công ty tài chính, khách hàng cần có tài sản đảm bảo theo quy định. Tài sản có giá trị càng lớn thì số tiền khách hàng được vay càng cao.
Những tài sản này phải đứng tên người vay vốn. Vậy nên cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ để đăng ký vay.
Để đăng ký vay thành công, khách hàng thường sử dụng các tài sản là bất động sản. Có thể sử dụng cả tài sản là động sản, tùy theo bên cho vay hỗ trợ.
Những tài sản được dùng để đảm bảo khoản vay phổ biến nhất có thể kể đến:
1. Tài sản là bất động sản
Bất động sản là các tài sản cố định như nhà cửa, căn hộ, quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). Hoặc các công trình gắn liền với đất như trang trại, nhà xưởng, xưởng sản xuất…
Các tài sản này thường có giá trị lớn, có thể dùng để thế chấp cho khoản vay lớn từ vài trăm triệu đồng, thời hạn vay lên đến 10 – 20 năm.
Người vay cần có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu những tài sản này. Phía ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định giá trị của tài sản và đưa ra hạn mức vay cũng như lãi suất vay phù hợp. Thông thường, ngân hàng có thể hỗ trợ số tiền bằng 80 – 90% giá trị của tài sản thế chấp.
2. Tài sản là động sản
Theo pháp luật quy định, những tài sản không phải là bất động sản thì được gọi là động sản. Dễ hiểu hơn thì động sản là tài sản có thể di chuyển bằng tác động cơ học. Ví dụ như xe ô tô, xe hàng, máy móc, thiết bị sản xuất…
Đây đều là những tài sản được ngân hàng chấp nhận khi người vay đăng ký vay theo hình thức thế chấp. Ngân hàng cũng tiến hành thẩm định giá trị của tài sản. Tuy nhiên có thể phụ thuộc vào tuổi thọ của động sản, thời gian sử dụng… mà giá trị của động sản không thể bằng với thời điểm chủ sở hữu mua chúng.
3. Sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá khác
Sổ tiết kiệm hay các giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, séc v,v cũng là giấy tờ xác nhận quyền tài sản của một người. Vậy nên những loại giấy tờ có giá này có thể được sử dụng để làm tài sản đảm bảo vay thế chấp nếu còn thời hạn.
Đặc biệt, nhiều ngân hàng có hỗ trợ vay cầm cố sổ tiết kiệm cho các khách hàng đang mở sổ tiết kiệm nhưng không muốn tất toán. Lúc này, sổ tiết kiệm được coi là tài sản thế chấp phù hợp theo quy định.
Trong trường hợp khách hàng không trả nợ đầy đủ, phía ngân hàng có thể bán những giấy tờ có giá này để thanh toán khoản vay.
Làm sao để đủ điều kiện đăng ký vay thế chấp?
Vay thế chấp là lựa chọn của nhiều khách hàng hiện nay để có được số tiền lớn và lãi suất thấp. Để đủ điều kiện vay, một người cần đáp ứng đủ những điều kiện bao gồm:
- Là người Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống, làm việc, cư trú lâu dài tại Việt Nam.
- Sinh sống trong khu vực hỗ trợ của ngân hàng/công ty tài chính tín dụng.
- Đang trong độ tuổi lao động (từ đủ 18 tuổi hoặc 22 tuổi, tùy theo quy định của bên cho vay), có thu nhập tốt, đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn.
- Sở hữu tài sản đảm bảo hợp pháp và đúng với quy định của bên cho vay.
Để đăng ký vay thế chấp, người vay cần chuẩn bị các giấy tờ gồm đơn đề nghị vay, phương án trả nợ (theo mẫu), giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/Hộ chiếu), sổ hộ khẩu, giấy tờ chứng minh mục đích vay, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, chứng minh thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên tùy mỗi đơn vị cho vay thì thủ tục và điều kiện vay có thể có sự khác biệt. Bạn nên đăng ký tư vấn khoản vay trước với bên cho vay để được hướng dẫn cụ thể.