Bảo Hiểm Khoản Vay – Giải Pháp An Toàn Cho Vay Tín Chấp

Bảo hiểm khoản vay là gì? Khi đăng ký vay tín chấp (vay không cần tài sản đảm bảo), khách hàng sẽ được tư vấn về bảo hiểm khoản vay.

Tuy nhiên, nếu không được tư vấn cụ thể hoặc khách hàng không nhớ rõ về loại bảo hiểm này thì khách hàng cũng có tâm lý khá hoang mang.

Bảo Hiểm Khoản Vay

Cùng Tiền Ơi tìm hiểu về bảo hiểm khoản vay và xem liệu bạn có nên mua loại bảo hiểm này khi đăng ký vay tiêu dùng qua bài viết dưới đây.

Bảo hiểm khoản vay là gì?

Tại sao bảo hiểm khoản vay lại quan trọng đến thế?

vay tien gap tu nguoi su dung lao dong

Nói như vậy, bạn sẽ cho rằng hình thức bảo hiểm này sẽ chỉ đem đến lợi ích cho ngân hàng, công ty tài chính.

Tuy nhiên, khách vay cũng sẽ được hưởng lợi từ bảo hiểm khoản vay của mình. Trong trường hợp khách hàng gặp phải rủi ro trong cuộc sống và không thể hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, phía công ty bảo hiểm sẽ thay khách hàng thực hiện trách nhiệm thanh toán số tiền vay trước đó.

Mặt khác, mua bảo hiểm bảo đảm cho số tiền vay cũng là tiêu chí để xem xét hồ sơ vay của khách hàng được duyệt hay không. Khi khách hàng tham gia bảo hiểm này thì cơ hội được vay cao hơn, nhận tiền nhanh chóng hơn.

Một số công ty tài chính cũng có ưu đãi giảm lãi suất cho khách vay nếu họ đồng ý tham gia bảo hiểm bảo đảm cho khoản vay. Khi số tiền vay đã được bảo hiểm thì khoản vay sẽ được đảm bảo hơn, như vậy cũng có thể hạ mức lãi suất xuống.

Bảo hiểm khoản vay là gì? Nói tóm lại, với hình thức vay tiêu dùng không có tài sản thế chấp thường có tính rủi ro cao, các công ty tài chính cần một cơ sở để đảm bảo an toàn khoản tiền cho vay này. Đó là lý do tại sao bảo hiểm khoản vay ra đời.

Xem thêm: Nên Vay Tín Chấp Ở Ngân Hàng Hay Tổ Chức Tín Dụng

Cách tính phí bảo hiểm khoản vay thông dụng

Mức phí bảo hiểm vay tiền sẽ được thoả thuận giữa công ty bảo hiểm và khách hàng vay vốn, và được ghi lại chi tiết thông qua hợp đồng cụ thể.

Ngoài ra, nếu phía cho vay cũng đồng thời là đại lý bảo hiểm thì phía cho vay cũng sẽ trực tiếp thu phí bảo hiểm theo quy định, dưới sự uỷ quyền của công ty bảo hiểm đang hợp tác.

Mức tiền phí bảo hiểm này có 2 cách tính:

  • Trừ trực tiếp vào khoản vay khi giải ngân.
  • Cộng vào nợ gốc để khách hàng thanh toán.

Hiện tại, mức phí tham gia bảo hiểm khoản vay là từ 3-6% khoản tiền gốc mà khách hàng vay tín chấp tại ngân hàng hay công ty tài chính.

Ví dụ để bạn hiểu rõ hơn bảo hiểm khoản vay là gì:

Ví dụ: Khách hàng A ký hợp đồng vay 50 triệu (theo hình thức tín chấp) tại ngân hàng B, phí bảo hiểm khoản vay là 5% số tiền vay. Như vậy, mức phí bảo hiểm mà khách hàng phải chi trả cho khoản vay này là 5% x 50.000.000 = 2.500.000 đồng.

Tùy theo từng cách tính, chúng ta sẽ có 2 trường hợp đó là:

Trường hợp 1: Khách hàng không nhận đủ số tiền vay là 50.000.000 VND vì phí bảo hiểm được trừ trực tiếp vào số tiền được giải ngân. Số tiền giải ngân mà khách hàng nhận được khoảng 47.500.000 VND.

Trường hợp 2: Khách hàng nhận đủ số tiền vay là 50.000.000đ, phí bảo hiểm sẽ được khách hàng tự chi trả thêm. Như vậy, khách hàng phải thanh toán tổng số tiền là 52.500.000 VND cho ngân hàng B.

Nên tìm hiểu kỹ mọi vấn đề trước khi ký kết hợp đồng vay

Nhìn chung, bảo hiểm khoản vay là loại hình bảo hiểm không bắt buộc. Tuy nhiên người vay tín chấp thường được khuyến khích tham gia loại hình bảo hiểm này vì lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng.

Nếu có nhu cầu vay, bạn nên chủ động tìm hiểu về hình thức bảo hiểm này trước khi mua bảo hiểm để tránh được những hiểu lầm hay những rắc rối sau này.

Tôi cần vay VND

500 000

15 000 000

trong vòng Ngày

7

180

Số tiền vay
4 733 586 VND
Tổng số tiền thanh toán
4 740 213.02 VND
Dữ liệu cá nhân của bạn được an toàn với chúng tôi